Ung thư tụy - căn bệnh khiến nhạc sĩ Phó Đức Phương qua đời ở tuổi 76 nguy hiểm thế nào?

21/09/2020 01:47
Ung thư tuyến tụy là bệnh phát triển âm thầm, tuy nhiên có tế bào ung thư lại có khả năng lây lan nhanh đặc biệt khi chuyển sang giai đoạn di căn. Đó là lý do khiến nó trở thành một trong những nhóm ung thư khó điều trị và có tỷ lệ tử vong cao.

 

Nhạc sĩ Phó Đức Phương sinh năm 1944 ở Hưng Yên. Ông nổi tiếng với nhiều ca khúc như "Chảy đi sông ơi", "Hồ trên núi", "Trên đỉnh Phù Vân", "Một thoáng Tây Hồ", "Huyền thoại hồ núi Cốc", "Khúc hát phiêu ly"... Ông từng giữ chức Phó Chủ tịch Hội âm nhạc Hà Nội.

Theo thông tin từ phía gia đình, nhạc sĩ Phó Đức Phương đã qua đời vào trưa nay - 19/9, sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư tụy.

Ung thư tụy

Nhạc sĩ Phó Đức Phương qua đời ở tuổi 76 do mắc bệnh ung thư tụy.Ung thư tụy nguy hiểm, khó chữa ra sao?

Theo Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), ung thư tụy đứng hàng thứ 8-9 về số lượng người mắc trên toàn thế giới. Ước tính, năm 2018, Việt Nam có gần 1.000 người mắc mới ung thư tụy và gần 900 trường hợp tử vong.

Ung thư tụy là một trong những căn bệnh ung thư khó chữa nhất, tỉ lệ tử vong cao. Vì vậy, bệnh được gọi là "ung thư tử thần". Một trong những người nổi tiếng trên thế giới đã bị đánh gục bởi bệnh ung thư tuyến tụy, đó là Steve Jobs - CEO của Apple, qua đó có thể thấy rằng ung thư tuyến tụy là một căn bệnh khủng khiếp.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh, Trưởng Khoa Ung bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), cho biết: Ghi nhận tại Bệnh viện Nhân dân 115, thông thường khi đến khám, điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân đã bộc phát các triệu chứng, ở vào giai đoạn trễ (giai đoạn 4). Có khoảng 80-85% bệnh nhân đến khám và điều trị ở giai đoạn trễ.

Nếu bệnh nhân ung thư tụy mổ được chỉ khoảng 5% sống sót sau 5 năm, tỷ lệ lệ tử vong trước 5 năm lên đến 95%. Bệnh nhân ung thư tụy không thể phẫu thuật có tỷ lệ tử vong gần 60-70% trong những năm đầu.

“Ở giai đoạn 4, hầu như không thể phẫu thuật. Lúc này chỉ điều trị triệu chứng, chăm sóc giảm nhẹ, giải quyết các biến cố do tắc mạch gây ra, thời gian sống còn của bệnh nhân ngắn”, bác sĩ Ngọc Anh nhận định.

Theo bác sĩ Ngọc Anh, tuyến tụy liên quan đến gan, mật. Khi ung thư tụy phát triển sẽ chèn ép vào đường mật, gây tắc mật, dẫn đến gan ứ mật và suy gan. Bệnh nhân tử vong trong tình trạng suy gan trước khi ung thư tụy hoành hành.

Việc phẫu thuật điều trị ung thư tụy cũng phức tạp, bệnh nhân phải trải qua một cuộc phẫu thuật lớn, cắt bỏ rất nhiều cơ quan trong ổ bụng nên chất lượng sống rất kém.

Bác sĩ Ngọc Anh cho biết, bệnh khó phát hiện do tuyến tụy nằm sau dạ dày. Các triệu chứng lâm sàng hoặc kiểm tra cận lâm sàng như siêu âm, CT... rất khó phát hiện, chỉ khi u lớn mới phát hiện được.

Nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy phát triển đột biến. Những đột biến này làm cho tế bào phát triển không kiểm soát và tiếp tục lan rộng. Những tế bào phát triển không kiểm soát này có thể hình thành khối u. Ung thư tụy có thể di căn đến các cơ quan và các mạch máu gần đó.

Ung thư tụy

Thuốc là là nguyên nhân gây ung thư tuyến tụyCác yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bao gồm:Tuổi tác: thường gặp ở độ tuổi từ 45 tuổi. Tuy nhiên do nhiều yếu tố tác động, hiện nay căn bệnh này có thể gặp ở những đối tượng trẻ tuổi hơn từ 25-35 tuổi.Giới tính: nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nữ giới.Hút thuốc lá: các chất độc hại trong thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh ung thư nguy hiểm, trong đó có tuyến tụy.Biến chứng từ các bệnh mạn tính: một số bệnh mạn tính như béo phì, tiểu đường, xơ gan, dạ dày cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến suy giảm chức năng hoạt động của tuyến tụy dẫn đến ung thư.Tiếp xúc với hóa chất độc hại: hàm lượng các chất độc hại trong không khí, nguồn nước, thực phẩm, môi trường làm việc ngày càng tăng cao là nguyên nhân gây rối loạn quá trình trao đổi chất, rối loạn quá trình hình thành tế bào mới của cơ thể.

Nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ là đối tượng tấn công của căn bệnh thấm lặng này, bạn nên chủ động khám sàng lọc hàng năm. Bên cạnh đó, trong cuộc sống hàng ngày, hãy quan tâm đến sức khỏe, đừng bảo qua các triệu chứng cảnh báo tuyến tụy đang gặp nguy hiểm.

Các triệu chứng của ung thư tuyến tụy

Ung thư tụy

Đau bụng - dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tụy

Bệnh thường diễn biến âm thầm, lặng lẽ, khó nhận ra những dấu hiệu cảnh báo ở giai đoạn đầu. Bên cạnh đó các triệu chứng của nó có thể gây nhầm lẫn với các bệnh về gan, dịch mật khác. Vì vậy, nó thường được bỏ qua. Nếu cơ thể có những triệu chứng sau, có thể bạn đang phải đối mặt với ung thư tuyến tụy:

Giảm cân: Buồn nôn và nôn do điều trị ung thư hoặc khối u chèn ép vào dạ dày có thể khiến bạn khó ăn. Hoặc cơ thể có thể gặp khó khăn khi hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm vì tuyến tụy không sản xuất được đủ các men tiêu hóa cần thiết.Vàng da: Ung thư tụy làm tắc đường mật của gan có thể gây ra vàng da. Dấu hiệu bao gồm da và mắt vàng, nước tiểu sẫm màu, và phân màu nhạt. Vàng da thường xuất hiện mà không có đau bụng.Cảm giác đau vùng bụng trên: Một khối u đang phát triển có thể gây đau tức, căng thẳng lên các dây thần kinh trong vùng bụng, gây cảm giác đau và có thể trở nên trầm trọng.Tắc ruột: Ung thư tụy phát triển thành hoặc ép vào phần đầu của ruột non (tá tràng) có thể ngăn chặn sự lưu thông của thức ăn tiêu hoá từ dạ dày vào ruột.

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tụy

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn và vị trí của bệnh ung thư cũng như về sức khoẻ tổng thể của bệnh nhân. Điều trị có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu hoặc kết hợp các biện pháp này.

Phẫu thuật: Các hoạt động được sử dụng ở những người bị ung thư tuyến tụy bao gồm:

Phẫu thuật cho khối u ở đầu tụy: Nếu khối u ung thư nằm ở đầu tuyến tụy, bạn có thể xem xét một hoạt động được gọi là thủ thuật Whipple (pancreaticoduodenectomy). Thủ thuật Whipple là phẫu thuật để cắt bỏ phần đầu của tuyến tụy, phần đầu của ruột non (tá tràng), túi mật và một phần của ống mật. Trong một số trường hợp, một phần của dạ dày và các hạch bạch huyết lân cận cũng có thể được loại bỏ. Bác sĩ phẫu thuật kết nối lại phần còn lại của tuyến tụy, dạ dày và ruột để giúp bạn tiêu hóa thức ăn.

Phẫu thuật cho khối u ở cơ và tuyến tụy: Phẫu thuật để cắt bỏ bên trái của tuyến tụy được gọi là phẫu thuật cắt lách ở xa. Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể loại bỏ lách của bạn.

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến tụy: Ở một số người, toàn bộ tuyến tụy có thể cần phải được loại bỏ. Bạn có thể sống tương đối bình thường mà không cần đến tụy. Tuy nhiên bạn cần có bổ sung insulin để điều hòa lượng đường huyết trong máu và bổ sung men tiêu hóa suốt đời.

Ung thư tụy

Điều trị ung thư tuyến tụyHóa trị:

Hóa trị liệu dùng thuốc để diệt tế bào ung thư. Những loại thuốc này có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc uống. Bác sĩ có thể sử dụng một loại thuốc trị liệu hoặc kết hợp từ 2-3 loại thuốc hóa trị tùy vào từng giai đoạn phát triển bệnh. Hoá trị liệu cũng có thể kết hợp với xạ trị. Hóa trị thường được sử dụng để điều trị ung thư lan rộng ra ngoài tuyến tụy ở phạm vi gần. Sự kết hợp này có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để giúp co lại khối u. Đôi khi nó được sử dụng sau phẫu thuật để làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy có thể tái phát.

Ở những người bệnh đã chuyển sang di căn, hóa trị thường được sử dụng để kiểm soát sự phát triển của ung thư và kéo dài sự sống còn.

Xạ trị: Xạ trị bằng tia cực tím sử dụng các chùm năng lượng cao như các tia X và proton để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp xạ trị trước hoặc sau khi phẫu thuật ung thư, thường kết hợp với hóa trị liệu.

Xạ trị truyền thống sử dụng X-quang để điều trị ung thư. Một số bệnh viện hiện nay đang sử dụng liệu pháp xạ trị tia proton, đây có thể là một lựa chọn điều trị cho một số người bị ung thư tuyến tụy di căn, giai đoạn III hoặc giai đoạn IV.

 

Theo ngoisao.vn

Ung thư tụy - căn bệnh khiến nhạc sĩ Phó Đức Phương qua đời ở tuổi 76 nguy hiểm thế nào? - Sức Khỏe