Chuẩn bị tâm lý cho trẻ đến trường là cả một nghệ thuật, bố mẹ phải thật sự khéo léo để giúp con hòa nhập vào môi trường mới. Dưới đây là những điều bố mẹ tuyệt đối không được làm nếu muốn con em mình ngoan ngoãn tới trường.
Cách chuẩn bị tâm lý cho bé đi mẫu giáo (Ảnh minh họa)
Lưỡng lự ở cổng trường
Kinh nghiệm quý báu của các chuyên gia cho rằng cho mẹ khi đưa trẻ đến trường nên quay về một cách quyết đoán. Nhưng cũng có ý kiến rằng, việc quay đi đột ngột như vậy sẽ khiến trẻ bị sốc, nên ôm trẻ thật chặt và nói lời chia tay trước khi ra về. Vậy đâu là cách xử lý đúng khi kết quả cuối cùng trẻ vẫn phải đến trường và bố mẹ phải ra về.
>>>>>>> Cập nhật thông tin về sao Việt : xem tin cua sao trong ngay
(Ảnh minh họa)
Khi đến trường với những người hoàn toàn xa lạ, thầy cô, bạn bè thì trẻ thường nhõng nhẽo, níu kéo lại bố mẹ. Nhưng thay vì lưỡng lự ở cổng trường, bố mẹ nên nói chuyện với trẻ trước lúc tới lớp với những lời hứa rằng sẽ đón sớm, ở lớp rất nhiều điều thú vị, mẹ cần phải đi làm… Còn khi đến trường, việc trẻ khóc trước khi vào lớp là điều khó tránh khỏi ở thời gian đầu, nhưng việc dứt khoát của bố mẹ sẽ khiến trẻ trưởng thành, độc lập và mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Sự khoan dung, thỏa hiệp sẽ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn
(Ảnh minh họa)
Những đứa trẻ trong thời gian đầu thường rất sợ hãi khi thay đổi môi trường sinh hoạt, chúng thường khóc lóc, thậm chí khóc khàn cả cổ trong thời gian dài. Nhiều bậc cha mẹ xót ruột, không kìm được lòng thường dỗ dành trẻ và thấy cơ hội này trẻ sẽ năn nỉ bố mẹ: “Mẹ ơi, cho con nghỉ học hôm nay được không, một hôm thôi ạ”.
Nếu đồng ý với điều đó, thì quả thật sai lầm. Nó chỉ khiến sự việc trở nên tồi tệ hơn khi vào ngay mai, đứa trẻ sẽ khóc to hơn, lâu hơn để đạt được mục đích. Sự cưng chiều, thỏa hiệp của bố mẹ vô tình tạo cơ hội cho trẻ trốn tránh việc tới trường, bé sẽ ỷ lại, trốn tránh những khó khăn trong cuộc đời.
Bí mật theo dõi trẻ
(Ảnh minh họa)
Tâm lý của bất kỳ bố mẹ nào khi cho trẻ đi học mẫu giáo cũng lo lắng, không biết con em mình học có tốt không, có khóc không, có vấn đề gì không và thường khi trẻ vào lớp, sẽ trốn vào một góc nào đó để theo dõi trẻ. Khi thấy đứa trẻ khóc, người mẹ trở nên u sầu và tỏ vẻ xót ruột, muốn tiếp cận con mình để dỗ dành.
Nhưng trong tất cả các trường hợp, khi trẻ vô tình nhìn thấy người thân của mình đang ở gần đó, trẻ sẽ ngay lập tức bật khóc và chạy về phía đó.
Việc cho trẻ đi học và vẫn còn theo dõi bí mật vô tình tạo cho trẻ cảm giác “bị bỏ rơi”, ngoài ra, khi biết người thân mình đang ở gần đây, trẻ sẽ trở nên bướng bỉnh, khó dạy bảo hơn bình thường.
Tốt hơn cả, bố mẹ nên xoa dịu cảm xúc của trẻ trước khi đến trường, nói cho trẻ hiểu rằng mọi người đều bận, phải đi làm, hết giờ sẽ đón con sớm và gia đình chúng ta lại sum vầy vào buổi tối. Việc “chia tay tạm thời” đó sẽ giúp trẻ cố gắng, nỗ lực hơn trong thời gian ở trường để luôn mong muốn nhận được lời khen từ bố mẹ mỗi khi đón.
>>>>>> 4 nốt ruồi hoàng kim của phụ nữ, ai sở hữu cả đời hạnh phúc viên mãn, sống trong nhung lụa giàu sang