"Con à, sau này đừng làm một người trung thực nữa": Lời dạy ngược đời của cha khiến nhiều người phải suy ngẫm
21:17, Thứ tư 28/02/2024( PHUNUTODAY ) - Bạn không làm hại người khác, không có nghĩa người khác cũng như vậy. Hãy tranh đấu vì bản thân, là chính mình tốt nhất, không có gì phải xấu hổ hay áy náy khi từ chối giúp đỡ người khác.Câu chuyện người cha khuyên con "Con à, sau này đừng làm một người trung thực nữa"
Gia đình hàng xóm tôi có một đứa con trai, bởi vì chúng tôi ở cạnh nhau đã lâu, nên quá trình cậu bé trưởng thành tôi cũng ít nhiều biết được.
Từ nhỏ, cậu bé đó đã là một đứa trẻ trung thực và chân thành, chưa bao giờ dám nói dối ai dù chỉ một câu. Lớn lên thì siêng năng, biết chăm học hành, phụ ba mẹ.
Đối với mọi người xung quanh cũng rất tốt bụng, chỉ có điều thằng bé quá thẳng thắn, lời nào nên nói hay không nên nói nó đều thật lòng thật dạ nói thẳng ra hết, cũng may đều là hàng xóm lâu năm với nhau, nên có vài người dù không thích cũng chẳng gây náo động gì lớn. Tức giận đến cỡ nào thì cười một cái cũng bỏ qua cho.
Điểm thi đại học của cậu ta cũng rất cao, sau khi tốt nghiệp, được một công ty có tiếng tăm trong nước nhận vào làm ngay.
Bình thường lúc nào cũng chăm chỉ cả ngày rồi về nhà cả người phờ phạc và mệt mỏi. Người khác kêu cậu ta phụ giúp cái gì, cậu ta cũng không trốn tránh, phải nói nếu có giải thưởng "Người tốt, việc tốt" ở công ty mà trao tặng cho cậu ta là xứng đáng nhất.
Con à, sau này đừng làm một người trung thực nữa: Lời dạy ngược đời của cha khiến nhiều người phải suy ngẫm! - Ảnh 1.Có một ngày nọ, cha mẹ thằng bé bảo:
"Làm nhiều hơn cũng không sao, coi như rèn luyện thêm".
Sau đó, bọn họ hỏi con trai ở công ty thế nào, có tốt không?
Thằng bé đáp: "Con cảm thấy dường như mọi người đều không thích con lắm thì phải. Bình thường, mỗi lúc đi ăn liên hoan hay tiệc tùng họ đều không gọi con. Chỉ có những lúc muốn cần con giúp đỡ mới nhắc đến tên con thôi. Đôi lúc con không rảnh, không giúp được, họ liền tức giận trước mặt con. Sau đó, cả một thời gian dài cũng chưa hết giận".Mặc dù từ chối giúp đỡ là việc bình thường, nhưng lại khiến những người đồng nghiệp kia không thích. Cha mẹ cậu ấy nghe xong liền bất lực nói: "Có lẽ ngay từ đầu chúng ta không nên dạy con thành người thành thật".
Cuối cùng, cha mẹ thằng bé đành thở dài, vỗ vai nó nói một câu:
"Con à, sau này đừng làm một người trung thực nữa"
Tuy bây giờ thay đổi khá khó khăn, nhưng nó là mấu chốt để cậu ta có thể thuận lợi hơn trên bước đường trưởng thành sau này.
Ảnh minh họaHãy để con trẻ có chủ kiến riêng
Có vài phụ huynh, khi con cái làm trái ý mình, họ sẽ rất tức giận, trách phạt đứa trẻ rằng làm điều đó là không đúng. Lớn tiếng mắng rằng:
"Không phải đã dặn con không được làm như vậy hay sao, tại sao lại không nghe lời thế..."
Lâu dần, đứa trẻ sẽ cảm thấy bản thân mình làm cái gì cũng đều sai. Và thế là trước khi muốn làm chuyện gì, nó cũng đều sẽ hỏi ba mẹ trước cho chắc ăn, căn cứ theo yêu cầu của cha mẹ mà làm việc.
Đứa trẻ như vậy sau khi lớn lên, sẽ không còn có chủ kiến riêng nữa, luôn là một người bình thường, nhút nhát, ẩn nấp giữa đám đông.
Trong giao tiếp cá nhân, các bé sẽ không dám nêu ý kiến riêng, hay nói đúng hơn là cũng chẳng chủ động nghĩ ra ý kiến cá nhân. Vì nghĩ rằng "nhường" người khác nói, để người khác quyết định sẽ tốt hơn nhiều là chính bản thân tự quyết định.
Mà khi đã trưởng thành, tính cách này sẽ khiến người khác phản cảm, bởi vì thông thường những cô bé, cậu bé có tính cách như vậy sẽ bị người ta đánh giá là "cô chiêu, cậu ấm", được cha mẹ chăm sóc thái quá, nên sống không có chủ kiến riêng, lớn rồi mà làm gì cũng phải đi hỏi ý kiến người khác, khiến họ thấy khó chịu.
Qua đó ta có thể thấy rõ, khi dạy con cái, kỷ luật nhất định phải có, nhưng không thể trở thành một con rối gỗ bị người điều khiển, phải để trẻ có ý kiến riêng.
Dạy trẻ có giới hạn của riêng mình
Một trong những đặc điểm của người trung thực là quá nhẫn nhịn và rất dễ thỏa thuận với người khác. Dù bị người khác bắt nạt, cũng không dám chống lại.
Dù vô duyên vô cớ bị lãnh đạo la mắng, cũng lựa chọn im lặng. Cảm thấy chỉ cần nhẫn nhịn, mọi thứ nhất định sẽ dần chuyển biến tốt hơn. Nhưng lại không nhận ra rằng, có người "bắt nạt" được riết sẽ "nghiện".
Hôm nay bạn không dám phản kháng, họ không tội nghiệp bạn đã đành, lại còn cười nhạo bạn yếu đuối, ngày mai dẫn theo cả nhóm khác đến chỉ trỏ vào mũi bạn mà nói xấu, mà ức hiếp.
Vì vậy, ngay từ khi trẻ con nhỏ, chúng ta cần dạy trẻ sống phải có điểm mấu chốt của riêng mình.
Sống trên đời này, chúng ta có thể chịu đựng, nhẫn nại để mọi chuyện êm đẹp, nhưng không thể nhẫn nhịn ngày này qua năm khác. Phải dám lên tiếng, tranh đấu vì bản thân. Dù bạn không muốn chiếm lợi từ người khác, cũng đừng để người khác gây chuyện, còn khiến bạn phải chịu thiệt.
Biết cách giành quyền lợi cho bản thânNgười xưa có câu: "Rượu ngon cũng sợ hẻm sâu".
Người trung thực dù có tốt đến mấy đi nữa, cũng phải hiểu đạo lý sống cho bản thân, suy nghĩ vì chính mình. Nếu một người ngay cả bản thân cũng không lo nghĩ cho họ, thì người khác sao có thể thay họ suy nghĩ cho được?
Vì vậy, chúng ta cần phải nói với con cái sớm rằng nếu con thích món đồ chơi nào, hãy tìm ra cách chính đáng để lấy được nó, ví dụ con hãy cố gắng hết sức trong một cuộc thi nào đó có phần thưởng là món đồ chơi con thích chẳng hạn.
Lớn lên cũng vậy, điều mình cần, thứ mình thích, nếu nó là chính đáng, là hợp tình huống, hãy dũng cảm nói ra.
Trở thành người trung thực là tốt, người khác có thể "hưởng ké" chiếc bánh từ người trung thực. Nhưng người trung thực nhất định sẽ không "tốt số" đến nỗi được hưởng chiếc bánh từ trên trời rơi xuống.
Bạn không làm hại người khác, không có nghĩa người khác cũng như vậy. Hãy tranh đấu vì bản thân, là chính mình tốt nhất, không có gì phải xấu hổ hay áy náy khi từ chối giúp đỡ người khác.
Nuôi dạy con trai thành tài: 'Lập uy trước 12 tuổi và tỏ ra yếu thế sau 12 tuổi'
Để cha mẹ hiểu con hơn, hãy hỏi con bạn 4 câu hỏi này mỗi ngày