Ngày trước hiếm người bị đột quỵ lắm, nếu có bị thường là những ông bà tuổi cao, sức yếu, có bệnh nền lâu năm rồi. Nhưng vài năm trở lại đây, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa và rất nhiều người mắc.
Mình là người cực kỳ quan tâm tới căn bệnh này, vì bà của mình cũng từng bị đột quỵ, cấp cứu 4 ngày ở bệnh viện Bạch Mai nhưng không qua khỏi. Mình đọc thấy số lượng người trẻ mắc ngày càng nhiều, có những bạn mới 17, 18 rồi ngoài 20, 30 cũng có nhiều. Cá biệt, có em bé 3 tuổi đã bị rồi.
Đang vui vẻ chơi đùa cùng bạn, bé trai 3 tuổi bất ngờ lăn đùng xuống đất, cha mẹ sững sờ khi bác sĩ thông báo con bị đột quỵ
Trên báo từng đưa tin rầm rộ về bé trai 3 tuổi tên N tại Vĩnh Long, thời gian đó là khoảng 6 tháng trước, khi đang vui chơi cùng bạn thì bé N đột nhiên ngã xuống sàn, lên cơn co giật và rơi vào tình trạng hôn mê. Ngay lập tức bé được đưa tới bệnh viện để cấp cứu rồi được chuyển ngay tới bệnh viện Nhi Đồng TP. HCM. Các bác sĩ đã tiến hành làm xét nghiệm và chụp CT não. Kết quả, bé bị đột quỵ, có dấu hiệu bị xuất huyết dưới nhện rất nhiều.
Sau khi đã ổn định, bé được chụp DSA mạch máu não để tìm nguyên nhân gây ra đột quỵ. Các bác sĩ vô cùng bất ngờ vì tìm thấy túi phình mạch máu não ngay trong não bé.
Thông thường, túi phình mạch máu não rất nguy hiểm và là nguyên nhân gây đột quỵ tử vong hàng đầu ở người già. Vì thế, khi thấy nó xuất hiện trên cơ thể đứa trẻ 3 tuổi, các bác sĩ vô cùng ngạc nhiên và cảm thấy bàng hoàng.
Chia sẻ về trường hợp này, BS. Huỳnh Hữu Danh (Khoa Ngoại thần kinh) cho biết: sau khi được can thiệp bằng kỹ thuật này, sức khỏe của bé N đã ổn định, sắp được xuất viện về nhà.
Theo BS. Danh, cũng giống như người lớn, trẻ khi bị đột quỵ sẽ có biểu hiện méo miệng, tay chân yếu, không nói được, nhanh chóng hôn mê, co giật, xuất huyết não.
Đột quỵ ở trẻ khá hiếm nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang viêm màng não. Nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ bệnh nhi không qua khỏi hoặc bị tàn tật cả đời là rất cao.
Đột quỵ có xu hướng ngày càng trẻ hóa
Bác sĩ cảnh báo lối sống xấu khiến đột quỵ ngày càng phổ biến
Theo thông kê tại Việt Nam, mỗi năm có tới gần 200.000 ca đột quỵ mới, một nửa số đó không qua khỏi. Ngày trước, đột quỵ thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 50 trở lên. Tuy nhiên, hiện nay bệnh này đang ngày càng trẻ hóa.
Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính xác về số ca đột quỵ của trẻ em, người trẻ tuổi, nhưng theo một thống kê chưa đầy đủ tại TP. HCM về tình trạng đột quỵ nói chung thì số ca mắc mới hằng năm vào khoảng 115-120/100.000 dân.
Nguyên nhân khiến giới trẻ đột quỵ ngày càng nhiều là do ảnh hưởng bởi lối sống không lành mạnh, cùng với việc ăn uống, môi trường ô nhiễm sản sinh ra nhiều độc chất gốc tự do hủy diệt cơ thể, nhất là não bộ.
Một số thói quen xấu bao gồm:
+ Thường xuyên ‘ngủ ngày cày đêm’ khiến mạch máu bị tổn thương.
+ Tiếp xúc với các thiết bị điện tử hàng giờ đồng hồ liên tục.
+ ‘Mê tít’ các món ăn làm từ thịt động vật
+ Tắm đêm khiến mạch máu bị co thắt và gây ra cơn tai biến, đau tim đột ngột, cuối cùng là đột quỵ.
+ Thích ăn mặn, ăn những món ăn nhiều muối.
+ Mê đồ ngọt
+ Không bổ sung đầy đủ lượng vitamin C, vitamin D cần thiết cho cơ thể
+ Không uống đủ nước khiến bạn bị thiếu máu não cục bộ
+ Nam giới không được ‘gần gũi’ vợ ít nhất 2 lần/tuần.
+ Người thường xuyên phải trải qua cuộc sống cô độc
+ Những người hay lạm dụng các loại thuốc giảm đau.
+ Những người ngồi quá lâu (từ 10 giờ/ngày trở lên) có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người chỉ ngồi từ 5 giờ trở xuống khoảng 18%.